fbpx

Xử trí ô tô bị mất phanh khi đổ đèo

Mất phanh là tình huống thuộc loại nguy hiểm nhất mà tài xế phải đối mặt, đặc biệt khi đang đi trên địa hình đèo dốc. Đây là tình huống đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng bởi xe không điều khiển được tốc độ và tâm lý người lái dễ hoãng loạn. Dưới đây là một số kinh nghiệm mà bạn nên bình tĩnh thực hiện khi rơi vào tình huống xấu xe mất phanh trên đèo dốc.

Có thể bạn muốn đọc:

Xử lý khi xe ô tô bị nổ lốp

Làm thế nào khi bị kẹt chân côn?

Những lưu ý để có giấc ngủ ngon trong xe ô tô

  1. Giữ bình tĩnh

    Có thể bạn đã quá quen với việc nghe câu này rồi, nhưng đây thực sự là điều quan trọng nhất khi rơi vào nguy hiểm. Nếu không giữ được bình tĩnh thì sẽ không làm chủ được các tình huống tiếp theo. Khi bình tĩnh được thì cơ hội an toàn cho bạn và những người xung quanh sẽ cao hơn rất nhiều.

  2. Nhả ga và đạp phanh

    Nhả ga để giảm tốc độ xe lao dốc. Hãy tiếp tục đạp phanh và cảm nhận nguyên nhân. Nếu phanh mềm và đạp sát tận sàn, có thể mất dầu do hỏng đường ống. Thử đạp lại nhiều lần để có cơ may hồi phục áp suất. Nhưng nếu chân phanh cứng đanh thì hệ thống phanh đang bị tắc đường dẫn thủy lực, hoặc phanh bị bó cứng. Nhưng đôi khi cũng có thể do vật nào đó chặn ở dưới. Dù sao, hãy đạp và nhả phanh liên tục, biết đâu có thể khôi phục lại được hệ thống.

  3. Trả về số thấp

    Dù không đáng kể nhưng về số thấp cũng giúp xe đi chậm lại. Nếu bạn đi xe cài số tự động, hãy chuyển sang chế độ bán tự động hoặc chế độ số thấp. Còn nếu bạn đi số sàn.,ề số quá thấp ở tốc độ cao có thể phá hủy hệ truyền động và lực quán tính làm mất khả năng kiểm soát. Hãy về 1 hoặc 2 cấp mỗi lần. Đừng tắt động cơ, bởi khi đó hệ thống lái mất dần trợ lực nên rất nặng và khó điều khiển. Ngoài ra ở tốc độ cao, động cơ ngừng đột ngột sẽ làm xe mất kiểm soát do tác động của quán tính.

  4. Dùng phanh tay

    Mặc dù tác dụng chậm do chỉ tác động vào bánh sau nhưng đây vẫn là biện pháp hứu hiệu trong tình huống này. Khi thao tác cần lưu ý kéo nhẹ nhàng, từ từ nhưng đủ lực. Nếu kéo quá mạnh, quá nhanh có thể làm khóa bánh, gây hiện trượng trượt, mất lái. Nếu thấy xe có hiện tượng mất lái cần nhả phanh tay ngay.

  5. Tránh và báo hiệu cho xe khác

    Hãy giữ bình tĩnh và quan sát giao thông để tránh gây nguy hiểm cho xe khác. Hãy bật đèn cảnh báo, nháy pha hoặc dùng còi gây sự chú ý để người khác biết mối nguy hiểm. Có thể mở cửa sổ để tăng tính cản gió và dễ gọi người trợ giúp.

  6. Đánh võng

    Chú ý chỉ đánh võng ở đoạn đường không có xe và địa hình không quá hiểm trở. Đánh võng sẽ gia tăng lực cản, giúp cho xe di chuyển chậm hơn. Tuy nhiên không nên đánh võng khi xe đang ở tốc độ cao vì có thể làm lật xe.

  7. Dùng vật cản để giảm tốc và dừng xe

    Trước khi quyết định va chạm, bạn cần đảm bảo tốc độ xe đã giảm khá thấp và không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu va chạm. Có thể dùng con lươn giữa đường hoặc các rào chắ. Nếu có thể, hãy ưu tiên những vật cản mềm như bụi cây, vũng lầy để giảm tối đa tổn thất.

Hãy ghi nhớ những kinh nghiệm hữu hiệu trên và luôn giữ bình tĩnh dù có gặp sự cố nhé!