Categories: Xe

Nissan tái mua cổ phiếu từ Renault trong thương vụ hợp tác

Theo Reuters, Nissan cho biết đã mua lại 5% cổ phần của hãng từ Renault, trong bối cảnh cả hai bên đang cân bằng lại mối quan hệ hợp tác đã rạn nứt. Trong một thông báo chính thức, nhà sản xuất ô tô Nhật Bản cho biết đã quyết định mua 195.473.600 cổ phiếu của chính họ mà Renault đang nắm giữ.

Thương vụ này trị giá gần 80 tỷ yên (khoảng 552 triệu USD) và sẽ được thanh toán bằng tiền mặt, giúp Renault giảm gánh nặng nợ nần.

Renault cho biết việc bán lại cổ phần cho Nissan sẽ khiến vốn của họ giảm 1,1 tỷ euro, vì giá trị cổ phần thấp hơn giá trị trước đây ghi trên sổ sách. 

Năm ngoái, Nissan và Renault thông báo tái cơ cấu liên minh của họ sau khi ông Carlos Ghosn bị bắt do bê bối gian lận tài chính, cũng như các vấn đề phát sinh do đại dịch Covid-19. Mục tiêu là để cho các bên có thêm quyền tự chủ. Giờ đây, hai bên sở hữu chéo 15% cổ phần của nhau.

Liên minh Renault – Nissan ra đời vào năm 1999, sau đó kết nạp thêm Mitsubishi Motors vào năm 2016. Chỉ một năm sau đó, liên minh 3 bên này đã vươn lên trở thành nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, với tổng doanh số đạt 10,61 triệu xe. Năm đó, Volkswagen đứng thứ 2, còn Toyota lùi xuống đứng thứ 3.

Liên minh Renault – Nissan – Mitsubishi từng có ý định biến quy mô sản xuất trở thành một lợi thế và dùng nó để tăng gấp đôi số tiền tiết kiệm được lên mức 12 tỷ USD vào năm 2022, với mục tiêu tăng doanh số lên 14 triệu xe.

Mối quan hệ giữa Renault và Nissan không phải là sáp nhập hay thâu tóm. Hai doanh nghiệp này được “trói” vào nhau thông qua một thỏa thuận sở hữu chéo cổ phần. 

Trong suốt nhiều năm, Renault nắm tới 43,4% cổ phần có quyền bỏ phiếu trong Nissan, còn Nissan giữ 15% cổ phần không bỏ phiếu trong Renault, dẫn tới sự căng thẳng giữa hai bên. Điều này bắt đầu thay đổi vào tháng 11/2023, khi Renault quyết định chuyển nhượng 28,4% (trong tổng số 43,4%) cổ phần Nissan cho một quỹ đầu tư của Pháp, còn Nissan có quyền bỏ phiếu với 15% cổ phần.

Liên minh Renault – Nissan phát triển theo hướng mỗi công ty hoạt động theo lợi ích tài chính của bên còn lại, trong khi vẫn duy trì thương hiệu riêng và văn hóa doanh nghiệp độc lập. Mục tiêu của sự kết hợp là tăng tính kinh tế cho cả Renault và Nissan mà không “nuốt” đi cá tính của một trong hai.

Mô hình này chứng minh được hiệu quả trong suốt gần hai thập kỷ, nhưng tất cả đã sụp đổ vào năm 2018, khi cựu Chủ tịch Carlos Ghosn bị bắt giữ với cáo buộc trốn thuế thu nhập. Khi đó, ông là người đứng đầu của cả Renault và Nissan, có vai trò kết nối ba nhà sản xuất lại với nhau.

Ông bị cáo buộc không kê khai khoản thù lao khoảng 9 tỷ yên trong 8 năm tính đến hết tháng 3/2018 (tương đương 83 triệu USD theo tỷ giá thời điểm đó). Sự việc này đã khiến liên minh Renault – Nissan – Mitsubishi không còn sự liên kết hiệu quả như trước.

admin

Recent Posts

VinFast VF3: Review chi tiết mẫu xe điện mini SUV giá tốt nhất 2024

Khám phá VinFast VF3 - mẫu xe điện mini SUV linh hoạt, giá chỉ từ…

7 ngày ago

Người đi xe máy vô lý, cố tình gây nguy hiểm bằng hành động "ngón tay thối" và lạng lách trên đường ô tô

Tình huống diễn ra vào ngày 20/10 trên đường 73, huyện Thường Tín, Hà Nội.Hình…

2 tháng ago

70mai Việt Nam tham dự Vietnam Motor Show 2024

70mai Việt Nam tham gia triển lãm Vietnam Motor Show 2024 diễn ra từ ngày…

2 tháng ago

Thiết bị hiển thị 3D vô hình sẽ thay thế bảng đồng hồ kỹ thuật số trên ô tô

Cuộc chiến màn hình trên ô tô đã đạt đến tầm cao mới khi mẫu…

2 tháng ago

Kia Carnival 2025 vẫn tiếp tục gây bão khi mới xuất hiện trên thị trường Việt Nam

Hơn 1 năm sau khi Carnival phiên bản nâng cấp giữa vòng đời "chào sân"…

2 tháng ago

VinFast VF 5 Plus sẵn sàng cạnh tranh với xe điện Trung Quốc khi ra mắt tại thị trường Việt Nam

Mới đây, fanpage chính thức của Wuling Việt Nam đã đăng tải bài viết chúc…

2 tháng ago

This website uses cookies.