Categories: Xe

Tại sao vẫn có người đỗ xe gần đường tàu dù biết rõ nguy hiểm?

Phụ lục II của Nghị định 56/2018/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt đã mô tả chi tiết cách xác định phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt, trong đó có hành lang an toàn giao thông (ATGT) đường sắt.

Theo đó, chiều rộng hành lang ATGT đường sắt được tính từ mép ngoài phạm vi bảo vệ đường sắt trở ra mỗi bên, và được xác định như sau:

– Đường sắt tốc độ cao: trong khu vực đô thị là 5 mét, ngoài khu vực đô thị là 15 mét;

– Đường sắt đô thị đi trên mặt đất, đường sắt còn lại là 3 mét.

Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, theo quy định tại điểm k khoản 4 Điều 18 Luật giao thông đường bộ năm 2008.

Người vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, với mức phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Đây là điều mà tất cả những ai có giấy phép lái xe đều phải biết và nên biết. Nội dung này cũng đã được đưa vào nội dung sát hạch lý thuyết và thực hành lái xe. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn xảy ra không ít trường hợp đỗ xe trong phạm vi an toàn đường sắt, dẫn tới tai nạn.

Lý do chính là sự chủ quan; người thì tự tin “thuộc” lịch tàu chạy qua, người thì nghĩ mình chỉ đỗ xe một lát để đi giải quyết việc riêng, sẽ quay lại ngay…

Như trường hợp trong hình ảnh trên, khi thấy đoàn tàu đi tới, tài xế đã cố chạy ra, định điều khiển ô tô ra chỗ khác nhưng không kịp. Ô tô bị tàu hỏa tông vỡ nát đầu, kéo lê một đoạn khoảng 10 mét. Tài xế đừng gần xe may mắn không bị thương.

Ngay cả khi ô tô đỗ cách đường ray khoảng 1 mét vẫn có nguy cơ dính tai nạn, vì không khí ở hai bên đoàn tàu đang chạy nhanh sẽ bị cuốn theo và chuyển động với tốc độ rất cao.

Tàu di chuyển càng nhanh, vận tốc dòng chảy không khí hai bên tàu càng nhanh, trong khi áp suất giảm mạnh. Sẽ có một sự chênh lệch áp suất giữa luồng không khí đằng trước và đằng sau ô tô hoặc người đứng gần đường ray. 

Không khí luôn di chuyển từ nơi áp cao đến nơi áp thấp, nên sẽ vô tình tạo thành một lực đẩy từ phía sau ô tô hoặc người đứng gần đường ray. Do đó, ô tô hoặc người đứng cách đường ray không đủ xa khi tàu hỏa chạy qua sẽ bị hút về phía tàu. 

Ông Trần Cao Thắng, Trưởng ban An ninh an toàn, Tổng công ty Đường sắt, cho biết để đảm bảo không có va chạm, xe phải đỗ cách mép ngoài đường ray tối thiểu 1,8m.

Trong trường hợp va chạm trên, nếu đầu máy tàu hỏa bị hư hỏng sau va chạm thì chủ xe thậm chí phải đền bù thiệt hại cho công ty đường sắt.

admin

Recent Posts

VinFast VF3: Review chi tiết mẫu xe điện mini SUV giá tốt nhất 2024

Khám phá VinFast VF3 - mẫu xe điện mini SUV linh hoạt, giá chỉ từ…

7 ngày ago

Người đi xe máy vô lý, cố tình gây nguy hiểm bằng hành động "ngón tay thối" và lạng lách trên đường ô tô

Tình huống diễn ra vào ngày 20/10 trên đường 73, huyện Thường Tín, Hà Nội.Hình…

2 tháng ago

70mai Việt Nam tham dự Vietnam Motor Show 2024

70mai Việt Nam tham gia triển lãm Vietnam Motor Show 2024 diễn ra từ ngày…

2 tháng ago

Thiết bị hiển thị 3D vô hình sẽ thay thế bảng đồng hồ kỹ thuật số trên ô tô

Cuộc chiến màn hình trên ô tô đã đạt đến tầm cao mới khi mẫu…

2 tháng ago

Kia Carnival 2025 vẫn tiếp tục gây bão khi mới xuất hiện trên thị trường Việt Nam

Hơn 1 năm sau khi Carnival phiên bản nâng cấp giữa vòng đời "chào sân"…

2 tháng ago

VinFast VF 5 Plus sẵn sàng cạnh tranh với xe điện Trung Quốc khi ra mắt tại thị trường Việt Nam

Mới đây, fanpage chính thức của Wuling Việt Nam đã đăng tải bài viết chúc…

2 tháng ago

This website uses cookies.